Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa
  • Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 29

    Hôm nay: 1009

    Đã truy cập: 11863015

Thanh Hóa: Triển khai thực hiện quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Sở GTVT Thanh Hóa đã và đang triển khai việc thực hiện Nghị định số 10/2020/NĐ – CP (NĐ số 10) ngày 7/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh bằng xe ô tô đến Hiệp hội vận tải ô tô Thanh Hóa, Hiệp hội ô tô taxi Thanh Hóa, các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các đơn vị quản lý và khai thác bến xe, các phòng, ban, đơn vị trong ngành.

Cập nhật: 23/4/2020

Bến xe khách Phía Bắc TP. Thanh Hóa

Theo đó, NĐ số 10 quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trước ngày 1/7/2020 đối với các bến xa khách từ loại 1 đến loại 4 và trước ngày 1/7/2021 đối với các bến xe khách còn lại phải sử dụng phần mền quản lý bến xe khách để quản lý hoạt động xe ra, vào bến và cung cấp thông tin (gồm: Tên bến xe, tên doanh nghiệp, HTX vận tải, họ và tên lái xe, biển kiểm soát xe, tuyến hoạt động, giờ xe xuất bến, lượng khách hàng khi xe xuất bến thực tế) trên lệnh vận chuyển của từng chuyến xe hoạt động tại bến về Tổng cực Đường bộ Việt Nam.

Đối với các đơn vị hoạt động vận tải theo tuyến cố định, từ ngày 1/7/2022 trước khi xe xuất bến, doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định thực hiện cung cấp nội dung (gồm: Tên bến xe, tên doanh nghiệp, HTX vận tải, họ và tên lái xe, biển kiểm soát xe, tuyến hoạt động, giờ xe xuất bến, số lượng hành khách khi xe xuất bến thực tế) trên lệnh vận chuyển qua phần mền của Bộ GTVT.

Đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định, trước ngày 1/7/2022, doanh nghiệp, HTX hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải cung cấp thông tin (gồm: Tên doanh nghiệp, HTX vận tải, họ và tên lái xe, biển kiểm soát xe, tuyến hoạt động, giờ xe xuất bến) trên lệnh vận chuyển qua phần mền của Bộ GTVT.

Đối với vận tải hành khách bằng xe taxi, phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kinh phía trước và kính phía sau xe, khích thước tối thiểu là 6x20cm. Được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe với kích thước tối thiểu là 12x30cm. Trường hợp lựa chọn gắn lên hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước và kính phía sau xe.

Trường hợp ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó, viêc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.

Doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải thông báo đến Sở GTVT nơi cấp giấy phép kinh doanh phương thức tính tiền sử dụng trên xe taxi của đơn vị trước khi thực hiện kinh doanh vận tải. Đối với hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, phải được niêm yếu (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và phía sau xe, với kính thức tối thiểu là 6 x 20cm. Không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hằng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, vặn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hơp tác kinh doanh…

Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển theo quy định đến Sở GTVT nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (Email). Đối với hoạt động vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô, phải thực hiện niêm yếu (dán cố định) cụm từ “XE DU LỊCH” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và phía sau xe, với kích thước tối thiểu là 6x20cm. Trường hợp sử dụng xe ô tô để vận chuyển khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối di chuyển đi không nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hằng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đợn vị kính doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh…

Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải sử cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển theo quy định đến Sở GTVT nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (Email).

Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe kinh doanh vận tải phải thực hiện thời gian làm việc trong ngày và thời gian lái xe liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật giao thông đường bộ. Thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục như sau: Đối với lái xe taxi, xe buýt nội tỉnh tối thiểu là 5 phút; đối với lái xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt liên tỉnh, xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô vận tải hành khách du lịch, xe ô tô vận hành hàng hóa bằng container, xe ô tô vận tải hàng hóa, tối thiểu là 15 phút.

Quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe taxi phải có sức chứa 9 chỗ (kể cả người lái). Không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 9 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 9 chỗ (kể cả người lái) hoặc xe có kính thước, kiểu dáng xe tương tự xe từ 9 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản suất).

Trước ngày 1/7/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera bảo đảm ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra GTVT và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe bảo đảm tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động động trên hành trình có cự ly đến 500km, tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500km. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa, trước ngày 1/7/2021 xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera bảo đảm ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông và cơ quan cấp giấy phép, giám sát công khai, minh bạch.

Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe bảo đảm tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động động trên hành trình có cự ly đến 500km, tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500km.

Nguồn: Báo Thanh Hóa 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa

Chịu trách nhiệm : Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: 42 Đại lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa

Điện thoại: (02373)852.360; Fax: (02373)855.129; Email: sgtvt@thanhhoa.gov.vn