Kế hoạch Phòng, chống dịch COVID-19 và các trường hợp xử trí khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ quan Sở
Ngày 30/8/2021, Sở GTVT ban hành Kế hoạch số 24/KH-SGTVT về việc phòng, chống dịch COVID-19 và các trường hợp xử trí khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ quan Sở
Cập nhật: 30/8/2021
Căn cứ Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động” và các văn bản chỉ đạo liên quan;
Căn cứ Công văn số 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị;
Căn cứ Công văn số 12547/UBND-VX ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh về hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị;
Sở Giao thông vận tải xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch và các phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại cơ quan cụ thể như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên cơ quan: Sở GTVT Thanh Hóa
2. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi chung là người lao động):
- Số người lao động tại địa phương: 81
- Số người lao động ngoại tỉnh: 0
- Số người lao động lưu trú tại nhà trọ trên địa bàn/ký túc xá: 0
- Số người lao động ký hợp đồng dài hạn: 10
- Số người lao động ký hợp đồng ngắn hạn: 0
- Số người lao động ký hợp đồng làm với nhiều cơ quan: 0
- Số người lao động là người nước ngoài: 0
2. Số người lao động theo từng phòng/ban/vị trí làm việc: 81 người.
STT
|
Tên phòng, cơ quan, đơn vị cùng trụ sở
|
Tổng số người làm việc
|
Công chức
|
HĐLĐ
|
Cán bộ điều động
|
I
|
Cơ quan Sở
|
70
|
49
|
10
|
13
|
1
|
Lãnh đạo
|
4
|
4
|
|
|
2
|
Văn phòng
|
16
|
6
|
10
|
|
3
|
Phòng KHTC
|
11
|
10
|
|
1
|
4
|
Phòng QLGT
|
8
|
7
|
|
1
|
5
|
Phòng QLVT
|
7
|
5
|
|
2
|
6
|
Phòng TĐ KHKT
|
8
|
8
|
|
|
7
|
Phòng QL PTNL
|
14
|
7
|
|
7
|
8
|
Phòng QL GTNT
|
2
|
2
|
|
|
II
|
Công đoàn ngành
|
3
|
3
|
|
|
III
|
Văn phòng Ban ATGT
|
3
|
3
|
|
|
IV
|
Trung tâm KHCĐ
|
5
|
|
5
|
|
3.Tổng số cán bộ y tế (nếu có): 0
4. Cán bộ đầu mối phụ trách công tác phòng, chống dịch tại cơ quan
4.1. Lãnh đạo sở
- Họ và tên: Nguyễn Đức Trung Chức vụ: Phó Giám đốc sở
- Số điện thoại: 0913.293.630 Email: trungnd.sgtvt@thanhhoa.gov.vn
4.2. Bộ phận thường trực
- Họ và tên: Phạm Hoài Nam Chức vụ: Chánh Văn phòng
- Số điện thoại: 0943.077.099 Email: phn2312@gmail.com
II. MỤC TIÊU
1.Mục tiêu chung
Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện mục tiêu kép, hạn chế tác động của dịch bệnh đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng các phương án phòng, chống dịch COVID-19 theo các mức độ nguy cơ.
- Chuẩn bị đầy đủ nguồn lực và tổ chức diễn tập phòng, chống dịch COVID-19 theo các phương án.
- Chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc COVID19 (F0), nghi ngờ mắc COVID-19, tiếp xúc gần (F1), tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) tại cơ quan, đơn vị.
III. XÁC ĐỊNH NGUY CƠ LÂY NHIỄM COVID-19
1. Các khu vực, phòng, bộ phận có tập trung đông người tại cơ quan như: cổng ra vào, phòng bảo vệ, cầu thang, lễ tân, bộ phận tiếp công dân, văn thư, phòng họp, phòng làm việc, khu vực để xe… theo thứ tự ưu tiên:
- Vị trí 1: Cổng ra vào, phòng bảo vệ
- Vị trí 2: Bộ phận tiếp công dân, văn thư
- Vị trí 3: Cầu thang, nhà vệ sinh, khu vực để xe
- Vị trí 4: Phòng họp, lễ tân
- Vị trí 5: Phòng làm việc.
2. Các vị trí thường xuyên tiếp xúc cần tăng cường vệ sinh khử khuẩn tại cơ quan (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, điện thoại, máy tính, micro, nút bấm micro, mặt bàn làm việc, phòng họp, nhà vệ sinh, khu vực để xe, khu vực ra vào cơ quan, phòng bảo vệ, phòng tiếp công dân …).
- Số lượng tay vịn cầu thang: 03
- Số lượng nhà vệ sinh: 08
- Số lượng khu vực để xe: 02
- Số lượng phòng họp: 02
- Số lượng phòng tiếp công dân: 01
- Số lượng cổng ra, vào cơ quan: 01
- Số lượng phòng làm việc: 46
- Số lượng tay nắm cửa: 50
- Số lượng bộ máy vi tính: 75
3. Các đơn vị cung cấp dịch vụ (cung cấp vật tư - văn phòng phẩm; bưu chính; điện lực; thu gom và xử lý rác thải; sửa chữa, bảo dưỡng cấp thoát nước…).
- Đơn vị bưu chính: VNPT Thanh Hóa, các công ty chuyển phát nhanh.
Số lượng người ra vào hàng ngày: 10 người
- Đơn vị thu gom và xử lý rác thải: Công ty môi trường Thanh Hóa.
Số lượng người ra vào hàng tuần: 06 người/02 lượt.
- Đơn vị cấp nước uống: Công ty CP Khai thác bến xe Thanh Hóa; Ki ôt Nga Lập, số 51 Phan Chu Trình, TP. Thanh Hóa.
Số lượng người ra vào hàng tuần: 01 người.
- Đơn vị cung cấp văn phòng phẩm: Hiệu sách thành phố Thanh Hóa
Số lượng người ra vào hàng tuần: 01 người.
4. Khách đến liên hệ công tác tại cơ quan (Số lượng lượt khách vào liên hệ làm việc với cơ quan hàng ngày): khoảng 30 - 40 lượt người/ngày
5. Phương tiện vận chuyển của cơ quan.
- Số lượng xe: 04
- Số lượng lái xe: 04
6. Các công việc tiếp xúc với nhiều người.
Cán bộ làm công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe, cán bộ cử làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh.
7. Mức độ nguy cơ dịch COVID-19 tại địa phương nơi cơ quan đặt trụ sở: Nguy cơ.
IV. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI CƠ QUAN.
1. Phương án phòng, chống dịch trong điều kiện bình thường mới.
1.1. Đối với cơ quan
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ trưởng cơ quan làm Trưởng ban, có đầu mối tham mưu, tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch. Thành viên gồm Lãnh đạo, trưởng các phòng, đơn vị, đoàn thể trực thuộc cơ quan; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo.
- Thành lập các Tổ an toàn COVID của cơ quan gồm thành viên là đoàn viên công đoàn, Đoàn Thanh niên; mỗi Tổ an toàn COVID có từ 3-7 người. Nhiệm vụ của Tổ an toàn COVID là hỗ trợ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của cơ quan, đơn vị triển khai.
- Quản lý người lao động về các thông tin gồm họ tên, năm sinh, số CMND/CCCD/hộ chiếu, địa chỉ nơi ở, địa chỉ nơi trọ, số điện thoại; yêu cầu người lao động tự giác thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1.
- Tổ chức theo dõi sức khỏe của người lao động hằng ngày; không được bố trí làm việc đối với người có một trong các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở… và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu người lao động tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe tại nhà trước khi đến nơi làm việc, không đi làm nếu có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở... và phải báo cho cơ quan quản lý, y tế địa phương để được tư vấn và xử trí theo qui định.
- Tạo mã QR điểm kiểm dịch để thực hiện quản lý người ra vào cơ quan và khai báo y tế theo quy định tại Quyết định số 2666/QĐ-BYT ngày 29/5/2021 của Bộ Y tế. Trường hợp người ra vào không thể thực hiện việc quét mã QR, thì cơ quan bố trí nhân viên kiểm soát có điện thoại thông minh cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone/NCOVI) để thực hiện quét mã QR trên thẻ BHYT/bản sao thẻ BHYT/thẻ căn cước công dân hoặc khai báo hộ/khai báo bằng giấy của người ra vào.
- Tại khu vực cửa vào của cơ quan: tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động, khách đến làm việc (sau đây gọi là khách) phải khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo qui định; bố trí biển báo qui định phòng, chống dịch đối với người lao động, khách; bố trí đầy đủ nước sát khuẩn tay; bố trí khu vực vào cơ quan có kẻ vạch giãn cách giữa các khách (nếu cần thiết); có biện pháp kiểm soát người vào và mật độ người vào cơ quan đảm bảo qui định phòng, chống dịch.
- Các cơ quan cùng trụ sở làm việc như Văn phòng Ban ATGT tỉnh, Trung tâm KHCĐ, Văn phòng CĐ ngành đều phải thực hiện nghiêm túc và theo quy định về phòng, chống dịch của cơ quan sở và Kế hoạch này.
- Bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời (sau đây gọi là phòng cách ly) cho người lao động/khách có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở… hoặc F0, hoặc F1, hoặc F2 khi đang làm việc tại cơ quan.
- Bố trí phòng bảo vệ, khu vực cửa ra vào cơ quan là khu vực giao nhận tài liệu, văn phòng phẩm, hàng hoá…; khử khuẩn tại khu vực giao nhận hàng hoá (nếu cần thiết); hạn chế tiếp xúc giữa người giao và người nhận; yêu cầu người giao - nhận thực hiện đầy đủ Thông điệp 5K, các yêu cầu phòng, chống dịch theo qui định và ghi lại thông tin người giao, người nhận, thời gian giao nhận hàng...
- Thành viên Ban chỉ đạo thường xuyên thông tin nhắc nhở người lao động và khách thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian làm việc.
- Lắp đặt camera tại các khu vực quét mã QR điểm kiểm dịch để theo dõi, giám sát và nhắc nhở tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch.
- Yêu cầu những người được phân công làm việc với khách phải thực hiện 5K, đặc biệt đeo khẩu trang, giãn cách, lắp đặt vách ngăn tại phòng tiếp công dân (nếu có thể).
- Khuyến khích giảm số người làm việc tại cơ quan, tăng cường làm việc, họp trực tuyến, làm việc tại nhà, làm việc từ xa.
- Bố trí phương tiện đưa đón người lao động đi công tác tuân thủ các quy định phòng, chống dịch COVID-19.
- Trưởng các phòng phân công lịch cho người lao động dọn chất thải, vệ sinh phòng làm việc hàng ngày; tăng cường thông khí tại nơi làm việc.
- Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy; bố trí đầy đủ khu vực rửa tay, nhà vệ sinh và đảm bảo luôn có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay cho người lao động.
- Thực hiện vệ sinh khử khuẩn tại cơ quan theo (hướng dẫn tại Phụ lục 1 kèm theo Kế hoạch này).
- Yêu cầu người lao động ký cam kết tuân thủ các qui định, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 với người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Kế hoạch này).
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch với thông tin đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
- Quản lý người lao động có nguy cơ, đi công tác, đặc biệt các trường hợp đi, đến, về từ khu vực có dịch; phối hợp với cơ quan y tế thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho người lao động:
+ Đối với người lao động có nguy cơ (bộ phận lễ tân, bảo vệ, làm việc với khách hằng ngày…) thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 sàng lọc bằng Test kháng nguyên nhanh hoặc phương pháp RT-PCR hằng tuần ít nhất cho 20% người lao động.
+ Đối với người lao động đi công tác, đặc biệt các trường hợp đi, đến, về từ khu vực có dịch: thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR trước và sau khi đi công tác trong vòng 03 ngày (72 giờ) tính đến thời điểm đi công tác hoặc quay lại cơ quan hoặc theo các quy định khác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và của tỉnh.
- Trường hợp người lao động của cơ quan làm việc và lưu trú ở những địa phương khác nhau, cơ quan phải có trách nhiệm thông báo cho Sở Y tế/Trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh của các địa phương liên quan để quản lý và theo dõi y tế đối với người lao động.
- Xây dựng kế hoạch xét nghiệm sàng lọc và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động.
- Thường xuyên rà soát những việc cơ quan cần làm để phòng, chống dịch COVID-19 (theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Kế hoạch này).
1.2. Đối với người lao động
1.2.1. Trước khi đến nơi làm việc:
- Thực hiện nghiêm túc Thông điệp 5K; Tự theo dõi sức khỏe, đo thân nhiệt hằng ngày. Nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở, … tiếp xúc với các đối tượng có nguy cơ cao (người từ vùng dịch về, người nghi mắc, F0, F1, F2 hoặc ở khu vực đang điều tra dịch tễ) thì chủ động ở nhà, không đi làm/đi công tác, thông báo cho trưởng phòng, cơ quan quản lý.
- Chuẩn bị các trang bị cá nhân cần thiết cho thời gian làm việc hoặc đi công tác như nước uống, cốc uống dùng riêng; khăn giấy, khẩu trang, găng tay, dung dịch sát khuẩn tay …
- Không được đi làm nếu đang trong thời gian cách ly y tế.
1.2.2. Tại nơi làm việc:
- Luôn thực hiện Thông điệp 5 K, đặc biệt luôn đeo khẩu trang và đảm bảo khoảng giãn cách tại nơi làm việc, hội họp, các khu vực công cộng tại cơ quan thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, của Bộ Y tế và của tỉnh.
- Tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc từ xa để giảm tiếp xúc trực tiếp.
- Thường xuyên vệ sinh mặt bàn làm việc, các dụng cụ làm việc và vị trí thường xuyên tiếp xúc của cá nhân bằng dung dịch sát khuẩn.
- Nếu phát hiện bản thân hoặc người cùng làm việc/khách có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở..., hoặc là F0, hoặc F1 hoặc F 2 thì bản thân hoặc hướng dẫn người cùng làm việc/khách hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh và báo ngay cho người quản lý, Tổ an toàn COVID cơ quan.
- Không có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc đối với các trường hợp đã hoàn thành việc cách ly y tế hoặc phải đi công tác đến các khu vực có dịch hoặc đã được điều trị khỏi COVID-19.
1.2.3. Đối với người lao động làm công việc có nguy cơ (bộ phận tiếp đón, làm việc với khách, bảo vệ, người giao nhận văn phòng phẩm, văn thư, công việc tiếp xúc với nhiều người …).
Ngoài các hướng dẫn tại mục 1.2.2 cần lưu ý:
- Sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết; Nếu không sử dụng găng tay, phải rửa tay thường xuyên và dùng giấy lau tay sử dụng một lần hoặc khăn lau tay để làm khô tay.
- Sử dụng đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân (bao gồm cả khẩu trang, kính, găng tay…) theo quy định.
1.2.4. Đối với người lao động phải đi công tác đến các khu vực có dịch (kể cả trong và ngoài tỉnh).
Ngoài các hướng dẫn tại mục 1.2.2 cần lưu ý:
- Tham khảo thông tin về các khu vực có dịch trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế http://ncov.moh.gov.vn và của tỉnh http://ytethanhhoa.gov.vn để đánh giá lợi ích và nguy cơ của chuyến công tác.
- Thực hiện xét nghiệm SARS-COV-2 trước khi đi công tác và sau khi đi công tác theo quy định.
- Tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của chính quyền địa phương nơi đến công tác.
- Luôn thực hiện Thông điệp 5K.
- Trong khi đi công tác, nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người xung quanh, thông báo với người quản lý, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế cấp tỉnh (0916.803.115 và 0944.843.115) hoặc Bộ Y tế (1900 9095) để được tư vấn và nếu cần thiết thì đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
- Sau khi đi công tác về từ khu vực có dịch về, người lao động thực hiện theo quy định của Bộ Y tế về xét nghiệm SARS-COV-2, quy định của tỉnh về phòng, chống dịch COVID- 19, tự theo dõi sức khỏe, cách ly y tế...
1.2.5. Đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ cho cơ quan (bưu chính, vệ sinh môi trường, cung cấp văn phòng phẩm, …).
- Yêu cầu ký cam kết tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID- 19 với cơ quan.
- Phối hợp thực hiện việc quản lý danh sách người lao động, lịch trình, thời gian làm việc của người lao động.
- Yêu cầu người lao động thực hiện 5K, ghi lại lịch trình tiếp xúc hằng ngày.
- Định kỳ hằng tuần thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR cho toàn bộ người lao động (nếu cần thiết).
2. Phương án xử trí khi có trường hợp nghi mắc COVID-19, F1, F2
2.1. Phương án khi có trường hợp nghi mắc tại cơ quan
- Khi phát hiện người lao động có một trong các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở… tại nơi làm việc thì thực hiện theo các bước sau:
+ Thông báo cho Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch, Tổ an toàn COVID của cơ quan.
+ Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách.
+ Yêu cầu hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác.
+ Thông báo cho lực lượng đã được phân công để phân luồng lối đi từ khu vực có trường hợp nghi ngờ đến phòng cách ly tạm thời.
+ Hướng dẫn trường hợp nghi ngờ di chuyển theo lối đi đã được phân luồng để đến phòng cách ly tạm thời, khử khuẩn theo quy định ngay sau khi sử dụng lối đi.
+ Gọi điện thoại cho đường dây nóng của Sở Y tế (0916.803.115 và 0944.843.115) hoặc Bộ Y tế (1900 9095) hoặc cơ quan y tế theo quy định của địa phương (Trung tâm y tế của thành phố Thanh Hóa: 0979.728.472 và 0916.160.965) để được tư vấn, xét nghiệm SARS-CoV-2 và nếu cần thì đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
+ Không sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển trường hợp nghi mắc đến cơ sở y tế.
+ Cập nhật thông tin tình hình sức khỏe của người lao động.
+ Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại nơi làm việc khi cơ quan y tế yêu cầu (theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 kèm theo Kế hoạch này).
+ Căn cứ yêu cầu của cơ quan y tế địa phương hoặc kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 để quyết định bố trí, sắp xếp công việc phù hợp.
2.2. Phương án khi có trường hợp F1 tại cơ quan
2.2.1. Khi nhận được thông tin có trường hợp F1 tại cơ quan:
- Thông báo cho Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch, Tổ an toàn COVID của cơ quan.
- Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách.
- Yêu cầu hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác.
- Thông báo cho lực lượng đã được phân công để phân luồng lối đi từ khu vực có F1 đến phòng cách ly tạm thời.
- Hướng dẫn F1 di chuyển theo lối đi đã được phân luồng để đến phòng cách ly tạm thời, khử khuẩn theo quy định ngay sau khi sử dụng lối đi. Thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên ngay tại phòng cách ly tạm thời:
+ Nếu kết quả dương tính thì khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn.
+ Nếu kết quả âm tính thì xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo nguyên tắc gộp mẫu các trường hợp cùng vị trí làm việc, cùng nơi ở/lưu trú để xử trí các trường hợp F2 theo quy định.
- Thông báo cho đơn vị đã được phân công chịu trách nhiệm khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan đến F1 (theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 kèm theo Kế hoạch này).
- Thông báo cho toàn thể người lao động đang có mặt tại cơ quan thông tin chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng với người lao động; yêu cầu người lao động nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K, không di chuyển khỏi vị trí làm việc.
- Khi kết quả xét nghiệm RT-PCR của trường hợp F1 âm tính thì cơ quan y tế địa phương đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày theo quy định.
2.2.2. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương
- Đưa trường hợp F1 đi cách ly y tế theo quy định.
- Rà soát toàn bộ người lao động trong cơ quan theo danh sách quản lý (số có mặt, số vắng mặt, số đang nghỉ, số đang đi công tác và các trường hợp khác).
- Khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F2 thông qua dữ liệu khai báo y tế bằng quét mã QR điểm kiểm dịch, lịch công tác, lịch họp, camera giám sát, thông tin từ cán bộ quản lý, F1…:
+ Cơ quan y tế địa phương phải thông báo ngay cho cơ quan y tế nơi các trường hợp F2 ở/lưu trú để tiến hành cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú theo quy định.
+ Đối với những trường hợp F2 đang có mặt tại cơ quan: thông báo và yêu cầu các trường hợp này tự cách ly tại nhà/nơi lưu trú và thông báo với cơ quan y tế cấp xã nơi ở/lưu trú;
+ Đối với những trường hợp F2 đang đi công tác tại địa phương khác hoặc những trường hợp F2 không có mặt tại cơ quan: thông báo bằng điện thoại, tin nhắn và yêu cầu tự cách ly tại nơi lưu trú; yêu cầu các trường hợp F2 thông báo với cơ quan y tế cấp xã nơi đang ở/lưu trú để phối hợp thực hiện các quy định phòng, chống dịch.
2.2.3. Văn phòng sở:
Phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm y tế cấp huyện triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho những người lao động có nguy cơ theo yêu cầu của cơ quan y tế.
2.2.4. Xử trí đối với các trường hợp F2 khi có kết quả xét nghiệm của trường hợp F1.
- Kết quả xét nghiệm âm tính thì cơ quan y tế địa phương đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày theo quy định, toàn bộ cơ quan được tiếp tục hoạt động bình thường, tăng cường thực hiện 5K và tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại cơ quan.
- Kết quả xét nghiệm dương tính thì thực hiện như Mục 3, Phần IV của Kế hoạch này.
2.3. Phương án có trường hợp F2 tại cơ quan
- Thông báo cho Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch, Tổ an toàn COVID của cơ quan.
- Phối hợp với cơ quan y tế địa phương để lấy mẫu xét nghiệm cho F2 (nếu được yêu cầu).
- Hướng dẫn cho F2 về cách ly tại nhà, nơi lưu trú và chờ kết quả xét nghiệm của F1.
- Liên lạc với y tế địa phương về kết quả xét nghiệm của F1:
+ Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì cơ quan y tế địa phương đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày theo quy định, thực hiện 5K.
+ Kết quả xét nghiệm dương tính thì thực hiện như Mục 3, Phần IV của Kế hoạch này.
3. Phương án khi có các trường hợp mắc COVID-19 tại cơ quan
3.1. Phát hiện có các trường hợp F0 qua xét nghiệm sàng lọc định kỳ tại cơ quan
- Kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc
COVID-19.
- Thông báo và phối hợp với cơ quan y tế địa phương để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
- Thủ trưởng cơ quan trên cơ sở ý kiến của cơ quan y tế địa phương ra quyết định phong tỏa tạm thời toàn bộ cơ quan hoặc từng tầng/khu vực làm việc/phòng,
ban/vị trí làm việc có F0 để phục vụ cho việc truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
- Thông báo cho các trường hợp F0 và yêu cầu không tự ý di chuyển, không tiếp xúc với người xung quanh, đeo khẩu trang y tế và chờ được hướng dẫn, xử trí.
- Thông báo cho lực lượng đã được phân công để phân luồng lối đi. Hướng dẫn cho ca bệnh di chuyển theo lối đi đã được phân luồng vào đến phòng cách ly tạm thời.
- Thông báo cho đơn vị/cá nhân đã được phân công chịu trách nhiệm khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan đến ca bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
- Thông báo cho toàn thể người lao động đang có mặt tại cơ quan không tự ý di chuyển; nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K; không để xảy ra hoang mang, lo lắng với người lao động.
- Phân nhóm và bố trí riêng khu vực cho các trường hợp F1 (tách các trường hợp có cùng vị trí làm việc và nguy cơ tiếp xúc trong nhóm F1), F2 để chuẩn bị cho việc lấy mẫu xét nghiệm và cách ly y tế theo quy định.
- Sau khi thực hiện vệ sinh khử khuẩn (theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 kèm theo Kế hoạch này), cơ quan tiếp tục hoạt động bình thường kể từ ngày hôm sau.
3.2. Phát hiện có các trường hợp F0 tại cơ quan thông qua xét nghiệm trường hợp F1/F2 và trường hợp nghi ngờ Xử lý như Mục 3.1 và xử trí đối với F1 và F2 như Mục 2.2 và 2.3 Phần IV của Kế hoạch này.
3.3. Phát hiện có các trường hợp F0 là người lao động của cơ quan thông qua xét nghiệm sàng lọc tại cộng đồng
3.3.1. Trường hợp F0 đang có mặt tại cơ quan:
Xử lý như Mục 3.1 và xử trí đối với F1 và F2 như Mục 2.2 và 2.3 Phần IV của Kế hoạch này.
3.3.2. Trường hợp F0 không có mặt tại cơ quan:
Phối hợp với cơ quan y tế các địa phương có liên quan tiến hành rà soát các trường hợp F1, F2 tại cơ quan để cách ly y tế và xử lý như Mục 2.2 và 2.3 Phần IV của Kế hoạch này.
3.4. Phát hiện có trường hợp mắc COVID-19 thông qua xét nghiệm đối với người đi công tác
3.4.1. Trường hợp kết quả dương tính trước khi người lao động đi công tác
Xử lý như Mục 3.1 và xử trí đối với F1 và F2 như Mục 2.2 và 2.3 Phần IV của Kế hoạch này.
3.4.2. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính sau khi người lao động đi công tác về
a) Trường hợp người lao động chưa đến nơi làm việc, đang ở nhà hoặc nơi lưu trú:
- Thông báo và phối hợp với cơ quan y tế tại nơi lưu trú để xử lý theo quy định.
- Thông báo những người đi cùng trong đoàn công tác và địa phương nơi người lao động đến công tác để xác định các trường hợp F1, F2 của nơi đến công tác và tiến hành xử lý như Mục 2.2 và 2.3 Phần IV của Kế hoạch này.
b) Trường hợp người lao động đã đến cơ quan, nơi làm việc:
Xử lý như Mục 3.1 và xử trí đối với F1 và F2 như Mục 2.2 và 2.3 Phần IV của Kế hoạch này.
3.5. Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh (tất cả các mẫu xét nghiệm tại cơ quan âm tính)
3.5.1. Trường hợp người lao động ở cơ quan, nơi làm việc
- Thông báo dỡ bỏ phong tỏa.
- Thông báo cho đơn vị đã được phân công chịu trách nhiệm khoanh vùng, khử khuẩn toàn bộ các khu vực có liên quan đến F1, F2.
- Rà soát lại toàn bộ người lao động trong cơ quan theo danh sách quản lý để tiếp tục theo dõi, giám sát và định kỳ thực hiện xét nghiệm sàng lọc.
- Cơ quan hoạt động bình thường, thực hiện 5K và các quy định phòng, chống dịch.
3.5.2. Trường hợp người lao động đang ở nhà hoặc nơi lưu trú (không phải là F0, F1)
- Thông báo về việc dỡ bỏ phong tỏa tại cơ quan.
- Tiếp tục đến làm việc bình thường tại cơ quan.
3.6. Trường hợp nhận thông tin có F0 là người lao động của cơ quan ngoài giờ làm việc
- Báo cáo ngay cho Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ quan để biết và tạm dừng hoạt động của cơ quan để thực hiện vệ sinh, khử khuẩn, truy vết F1, F2 và chờ kết quả xét nghiệm của cơ quan y tế địa phương.
- Thông báo cho đơn vị đã được phân công chịu trách nhiệm khử khuẩn toàn bộ cơ quan đặc biệt khu vực làm việc của ca mắc.
- Thực hiện truy vết, lập danh sách F1, F2 gửi cho cơ quan y tế địa phương.
- Chờ cơ quan y tế địa phương thông báo kết quả xét nghiệm của F1, F2 trước khi quyết định cho cơ quan hoạt động trở lại.
4. Phương án thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong khi có các trường hợp mắc COVID-19 tại cơ quan
- Thực hiện nghiêm túc lệnh phong tỏa của cơ quan có thẩm quyền; triển khai các biện pháp phòng, chống dịch do cơ quan y tế và chính quyền địa phương yêu cầu.
- Căn cứ vào tình hình thực tế, Trưởng các phòng chủ động xây dựng phương án phân công giải quyết công việc linh hoạt, phù hợp; áp dụng các biện pháp làm việc trực tuyến để giải quyết công việc; chỉ sắp xếp người đến làm việc tại cơ quan khi thực sự cần thiết (đủ điều kiện theo yêu cầu của cơ quan y tế và chính quyền địa phương).
- Trưởng các phòng tham mưu, bố trí người đủ các điều kiện về phòng chống dịch (không trong thời gian thực hiện cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà) thực hiện các nhiệm vụ tại hiện trường; thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K.
- Sau khi điều tra dịch tễ hoàn thành, lệnh phong tỏa được gỡ bỏ (từng phòng, tầng, khu vực), khẩn trương trở lại làm việc trong điều kiện bình thường mới.
5. Kế hoạch tổ chức diễn tập các phương án phòng, chống dịch
Tổ chức diễn tập cho các Tổ an toàn COVID của cơ quan, đồng thời hướng dẫn đến toàn thể người lao động về Kế hoạch này.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Người lao động.
- Cam kết và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng phòng, chống dịch COVID-19 tại Kế hoạch này và các quy định của Bộ Y tế, của tỉnh. Chuẩn bị đủ điều kiện để làm việc trực tuyến.
- Chấp hành thực hiện các nhiệm vụ phòng phòng, chống dịch COVID-19 khi được yêu cầu.
2. Trưởng các phòng, đoàn thể, cơ quan cùng trụ sở
- Tổ chức quát triệt Kế hoạch này đến toàn thể người lao động và triển khai thực hiện trong phạm vi quản lý.
- Kiểm soát nghiêm việc thực hiện 5K, lý lịch dịch tễ người lao động để chủ động báo cáo, bố trí sắp xếp công việc hợp lý; rà soát yêu cầu đảm bảo các điều kiện làm việc trực tuyến của người lao động thuộc phạm vi quản lý (có biện pháp hỗ trợ nếu cần), tăng cường làm việc, họp trực tuyến, làm việc tại nhà, làm việc từ xa nhưng phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Yêu cầu người lao động thuộc phạm vi quản lý ký cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng phòng, chống dịch COVID-19 gửi về Văn phòng trước ngày 02/9/2021 và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện.
- Tổ chức vệ sinh, khử khuẩn định kỳ tại phòng làm việc.
3. Văn phòng sở
- Tham mưu cho Giám đốc sở thành lập và tổ chức diễn tập cho các Tổ an toàn COVID của cơ quan, đồng thời tổ chức triển khai, hướng dẫn đến toàn thể người lao động về Kế hoạch này.
- Chuẩn bị trang thiết bị, vật tư đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan hiệu quả.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch tại cơ quan.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế của địa phương trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
- Tham mưu ban hành quy định, xác nhận và cấp “Gấp giấy đi đường” đúng mục đích, đối tượng khi thực hiện các lệnh giãn cách của chính quyền địa phương.
- Yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng phòng, chống dịch COVID-19 và kiểm tra việc thực hiện.
4. Phòng Kế hoạch tài chính
Tham mưu chế độ tài chính để thực hiện Kế hoạch đảm bảo quy định của Nhà nước.
Nguồn: Văn phòng Sở